Thời gian qua, nhờ triển khai và áp dụng các chính sách, định hướng đúng đắn, kịp thời đã góp phần thúc đẩy kinh tế – xã hội của Bảo Lộc chuyển biến tích cực.
Những định hướng và chính sách nổi bật
Bảo Lộc nằm trên Quốc lộ 20, giáp với các tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ, đóng vai trò quan trọng trong việc liên kết vùng với khu vực Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.
Theo Nghị quyết 19/NQ-CP ngày 8/4/2010 của Chính phủ, Bảo Lộc chính thức được nâng cấp từ thị xã lên thành phố. Từ đây, thành phố này có bước chuyển mình mạnh mẽ với hướng phát triển bền vững nhờ triển khai kịp thời các định hướng và chính sách đúng đắn.
Trong đó, tiêu biểu là đồ án “Điều chỉnh quy hoạch chung Thành phố và vùng phụ cận đến năm 2035, tầm nhìn 2050”, Bảo Lộc được xác định trở thành vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Tây Nguyên và hướng đến mục tiêu trở thành trung tâm kinh tế quan trọng của tỉnh Lâm Đồng.
Thành phố sẽ phát triển các Trung tâm chuyên ngành cấp vùng và quốc gia, bao gồm: Thương mại – dịch vụ; Văn hoá – thể dục – thể thao; Nông nghiệp công nghệ cao; Du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khoẻ. Vì vậy, sau khi Đà Lạt trực thuộc trung ương thì Bảo Lộc sẽ thay thế Đà Lạt và trở thành “đô thị hạt nhân” phía Nam của tỉnh Lâm Đồng.
Điều đó đồng nghĩa với việc các trung tâm hành chính, bệnh viện,… sẽ chuyển trụ sở về Bảo Lộc, mở ra cơ hội phát triển và thành phố này sẽ nắm vị trí then chốt thúc đẩy phát triển địa phương và đầu mối giao thương quan trọng cả khu vực Tây Nguyên.
Theo đó, vị thế các phường trung tâm nắm giữ vị trí quan trọng như phường I, II, Lộc Phát, Lộc Sơn, Lộc Thanh. Trong đó, phường I và phường II từ lâu đã khẳng định được vị thế quan trọng của mình và phường có tiềm năng phát triển mới nổi như Lộc Phát sẽ giữ vai trò chủ chốt, trở thành đầu tàu trong chiến lược phát triển của TP. Bảo Lộc trong thời gian tới.
Cùng với đó, Bảo Lộc sẽ mở rộng thêm 5 xã Lộc An, Lộc Thành, Tân Lạc, Lộc Nam và Lộc Tân của huyện Bảo Lâm. Không chỉ mở rộng về diện tích quy hoạch, TP. Bảo Lộc còn đẩy mạnh đầu tư hoàn thiện hệ thống hạ tầng, chỉnh trang diện mạo đô thị như trồng cây xanh, lát vỉa hè, hoàn thiện hệ thống đèn đường; nâng cấp quốc lộ 20, 55 (đường Nguyễn Văn Cừ), ĐT.725, và các tỉnh lộ 33 thành các tuyến giao thông chính kết nối vùng, nâng mật độ đường chính đô thị lên 9,8km/km2…
Chính điều này đã khiến hoạt động kinh doanh được mở rộng, đa dạng ngành nghề cho người dân tại các phường I, II và phường Lộc Phát. Đặc biệt, phường Lộc Phát hiện nay đang nắm giữ tiềm năng phát triển mạnh khi sở hữu diện tích lớn nhất trong các phường của TP. Bảo Lộc và có vị trí liền kề trung tâm hành chính Bảo Lâm.
Đây chính là khu vực đón sóng đầu tư mạnh mẽ hiện nay với các dự án có quy mô đồng bộ từ 500 – 1000 ha với lợi thế là vị trí cửa ngõ kết nối quốc lộ 55 (đường Nguyễn Văn Cừ) với cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc. Có thể thấy, vị thế hiện nay của phường Lộc Phát với Bảo Lộc được đánh giá tương đương vị thế của quận 2 với TP. Hồ Chí Minh khi sở hữu những điểm tương đồng về vị trí chiến lược và lộ trình phát triển.
Những chính sách trên đã tạo tiền đề để Bảo Lộc hướng đến mục tiêu trở thành đô thị loại II trước năm 2025 với định hướng trở thành “đô thị xanh”, hiện đại có hướng phát triển bền vững; lấy du lịch là ngành kinh tế động lực để thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển.
Bảo Lộc được đánh giá có nhiều tiềm năng và cơ hội cho nhà đầu tư. Tham khảo thông tin BẢO LỘC: TIỀM NĂNG VÀ CƠ HỘI LỚN CHO NHÀ ĐẦU TƯ
Những con số tăng trưởng ấn tượng
Việc áp dụng và triển khai chính sách và định hướng đúng đắn đã giúp Bảo Lộc đạt được những thành quả to lớn trong phát triển kinh tế – xã hội.
Hiện nay, Bảo Lộc đang là đô thị công nghiệp lớn nhất của tỉnh Lâm Đồng với đa dạng ngành nghề kinh doanh, chiếm tỉ lệ trên 40% so với tỉ lệ ngành công nghiệp của cả tỉnh Lâm Đồng. Cùng với đó là các chính sách đổi mới, cải cách kinh tế, áp dụng công nghệ vào sản xuất kinh doanh…
Tín hiệu tích cực được ghi nhận khi tính đến năm 2020, kinh tế trên địa bàn tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch hợp lý, đúng định hướng; thu hút đầu tư có nhiều khởi sắc; nhiều mô hình kinh tế mới được hình thành.
Tổng giá trị sản xuất tăng bình quân đạt 9,3%/năm, tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp cao, chiếm 85,7%; giá trị sản xuất ngành Công nghiệp – xây dựng giai đoạn 2016 – 2020 tăng bình quân 9,6%/năm, chiếm tỷ trọng 42,9% trong cơ cấu kinh tế; ngành Thương mại – Dịch vụ của TP. Bảo Lộc trong những năm qua có mức tăng trưởng bình quân 10,8%/năm; giá trị sản xuất chiếm 42,8% trong cơ cấu kinh tế. Đáng chú ý, dự án cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc dự kiến có tổng số tiền đầu tư gần 19.500 tỷ đồng đang được triển khai thực hiện.
Ngoài ra, diện mạo đô thị TP. Bảo Lộc cũng có sự “thay da đổi thịt” đáng kể với cảnh quan xanh và đồng bộ hơn, hệ thống đường giao thống chính được đầu tư bài bản và hoàn thiện hơn.
Từ những chính sách và định hướng phù hợp, kinh tế – xã hội của Bảo Lộc đã đạt được những kết quả ấn tượng, góp phần tạo động lực để TP. Bảo Lộc hoàn thành mục tiêu, đạt tiêu chí đô thị loại II trước năm 2025 và chinh phục mục tiêu “dài hơi” đạt tiệm cận tiêu chuẩn đô thị loại I vào năm 2040.